Phương châm

Làm được gì tử tế thì làm

28 tháng 2, 2006

Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến tuyên bố Việt Nam loại trừ uốn ván trẻ sơ sinh


Sáng ngày 28­/02/2006, tại Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai chương trình Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam (1985-2005). PGS.TS Trần Thị Trung Chiến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến dự và có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Website Bộ Y tế xin đăng toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng:

“Thực hiện đường lối "Y học dự phòng chủ động và tích cực" của Đảng và Nhà nước, thực hiện những cam kết quốc tế về quyền trẻ em, ngành Y tế Việt Nam đó cú nhiều cố gắng trong việc đầu tư cho công tác Y tế dự phòng, đặc biệt là cho các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ em,
năm 1985, Việt Nam đó chính thức triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng trờn toàn quốc.
Trong suốt 20 năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự làm việc quên mình của các cán bộ y tế dự phòng ở tất cả các cấp, Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam đó thu được những kết quả to lớn và được coi là một trong những Chương trình thành công nhất của ngành y tế Việt Nam. Chặng đường 20 năm triển khai chương trình được đánh dấu bởi nhiều mốc son quan trọng:
- Từ năm 1985, dịch vụ tiêm chủng mở rộng đó được triển khai ở 100% xã, phường trong cả nước, kể cả ở vùng sâu, vùng xa;
- Từ năm 1993, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi liên tục đạt trên 90%;
-Từ năm 1997, 4 loại vắc xin mới là viêm gan B, viêm não Nhật bản, tả, thương hàn được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm miễn phí cho trẻ em Việt Nam. Từ năm 2003 vắc xin viêm gan B đó được tiêm cho trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước
-Năm 2000, Việt Nam đó thanh toán được bệnh bại liệt;
-Năm 2005, Việt Nam đó đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới về Loại trừ uốn ván sơ sinh. Đây là thành quả xuất sắc có sự phối hợp chặt chẽ giữa chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) trong nhiều năm
Nhân đây, tôi xin vui mừng thông báo với toàn thể Hội nghị rằng ngành 23 tháng 2 năm 2006 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới đó thông báo chính thức công nhận "Việt Nam là nước đã loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh" và chúc mừng thành công lớn này của ngành y tế Việt Nam.
Bằng việc thanh toán được bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và giảm một cách rõ rệt tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em như sởi, ho gà, bạch hầu, Chương trình tiêm chủng mở rộng đó làm thay đổi cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam.
Để đảm bảo hậu cần vững chắc cho Chương trình, Việt Nam đó thực hiện thành công Chiến lược tự lực sản xuất vắc-xin.
Đến nay, 9/10 loại vắc-xin dùng cho Chương trình tiêm chủng mở rộng đó được sản xuất tại Việt Nam, đáp ứng trên 70% nhu cầu vắc-xin trong nước.
Thành quả của Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam trong 20 năm qua không những đã bảo vệ được hàng triệu lượt trẻ em khỏi bị mắc bệnh, hàng trăm nghìn trẻ em không bị chết hoặc tàn phế bởi các các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mà còn giúp phần nâng cao thể chất giống nòi người Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống và ổn định xã hội. Việc cả nước không còn "thôn bản trắng, xã trắng về tiêm chủng" và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ luôn đạt trên 90% cho thấy dịch vụ tiêm chủng mở rộng đó đến được với mọi gia đình, mọi dân tộc, mọi vùng miền trong cả nước góp phần đảm bảo công bằng trong thụ hưởng các dịch vụ y tế của trẻ em nói riêng và nhân dân nói chung. Nhờ đạt được những thành tựu to lớn đó, Việt Nam đó được cộng đồng quốc tế công nhận là điểm sáng về tiêm chủng mở rộng trong các nước đang phát triển.
Sở dĩ có được thành quả nêu trên là do Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam là một hoạt động y tế được xã hội hoá cao độ. Chính phủ đó đưa Chương trình tiêm chủng mở rộng vào chương trình quốc gia ưu tiên. Sự quan tâm và đầu tư ngày càng tăng của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các Bộ, Ngành, đoàn thể xã hội với ngành Y tế, sự hưởng ứng của các bậc cha mẹ và toàn cộng đồng trong các hoạt động tiêm chủng mở rộng là cơ sở vững chắc bảo đảm cho Chương trình thành công.


Cũng cần nhấn mạnh rằng, sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của Chính phủ các nước, đặc biệt là
·        Chính phủ Nhật Bản,
·        Chính phủ Luxembourg và của các tổ chức quốc tế như
·        tổ chức Y tế thế giới (WHO),
·        Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF),
·        cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA),
·        quỹ liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI),v.v…
là những đóng góp quan trọng vào sự thành công của Chương trình tiêm chủng mở rộngở Việt Nam.
Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành, Đoàn thể xã hội, Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và sự tham gia, hưởng ứng của cộng đồng đối với hoạt động tiêm chủng mở rộng trong 20 qua. Cũng nhân dịp này tôi biểu dương và đánh giá cao những cống hiến quên mình của đội ngũ cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng ở các tuyến, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, sự đóng góp tích cực của các lực lượng quân y và bộ đội biên phòng. Bộ Y tế khen ngợi và đánh giá cao những cống hiến của các Viện Vệ sinh Dịch tễ và Pasteur trong cả nước, các cơ sở sản xuất vắc xin và các đơn vị liên quan, đó không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong việc sản xuất các loại vắc-xin cung cấp cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngành Y tế Việt Nam đó đạt được những thành quả to lớn và có những bước phát triển rõ rệt trong những năm qua, song thách thức và khó khăn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của ngành Y tế còn rất lớn. Nhiều bệnh có thể phòng chống bằng vắc xin như Rubella, quai bị, viêm phổi cấp do vi khuẩn v.v… còn chưa được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng; nhiều dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện như HIV/AIDS, SARS, dịch cúm A(H5N1),... vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa.
Để vượt qua những thách thức và khó khăn nêu trên, ngành y tế còn rất nhiều việc phải làm. Bài học xã hội hoá về tiêm chủng mở rộng, phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế, phát huy tinh thần quyết tâm, nỗ lực của toàn ngành Y tế sẽ tiếp tục được phát huy trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành y tế. Từ những kết quả đó đạt được và kinh nghiệm của hai thập kỷ tiến hành, cho phép chúng ta tin tưởng rằng ngành Y tế sẽ tiếp tục có những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực tiêm chủng, và ngày càng đạt được những thành quả to lớn hơn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Với tinh thần trên, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết 20 năm triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam.
Thay mặt Bộ Y tế nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi long trọng tuyên bố: Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván trẻ sơ sinh.
Tôi giao nhiệm vụ cho các Đơn vị trong ngành Y tế phối hợp chặt chẽ cùng các Ban, Ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội thường xuyên duy trì các hoạt động để giữ vững thành quả này, vì hạnh phúc của trẻ thơ, vì tương lai muôn đời của con cháu chúng ta.”

Ngày 02/03/2006

BẢN GỐC


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét