Phương châm

Làm được gì tử tế thì làm

8 tháng 12, 2013

Tạp chí Y đức Ấn Độ - IJME tìm kiếm lệnh cấm văc-xin pentavalent ở Ấn Độ, đổ lỗi cho đã WHO thúc đẩy nó


Ramesh Shankar, Mumbai 

thứ Tư 24 tháng 7, 2013, 8:00 giờ [IST]

Một tạp chí khoa học hàng đầu tại Ấn Độ,  Tạp chí Y Đức Ấn Độ (The Indian Journal of Medical Ethics -IJME ) đã cáo buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc thúc đẩy vắc xin pentavalent "bằng cách nói dối rằng không có các phản ứng bất lợi sau tiêm chủng (AEFI) đã từng được báo cáo với vắc-xin này” và đã tìm cách cấm ngay lập tức trên vắc-xin pentavalent trong nước.

Nhận định rằng điều này là trái ngược với thực tế, biên tập viên của IJME, , ông Jacob Puliyel người đứng đầu khoa nhi Bệnh viện St Stephens ở New Delhi, đã cáo buộc việc WHO thúc đẩy sử dụng một loại vắc xin đã bị ngưng ở một số nước đã có những phản ứng bất lợi sau tiêm chủng gây tử vong ở trẻ em. 

Ban biên tập của IJME đã dựa trên điều tra chi tiết của mình vào những cái chết của trẻ em ở Bhutan, Sri Lanka, Ấn Độ và Việt Nam sau khi tiêm vắc-xin pentavalent. 

Vắc-xin pentavalent  là loại vắc-xin phối hợp phòng 5 bệnh là bạch hầu, bệnh ho, uốn ván với viêm gan B và Hib được sử dụng trong chương trình tiêm chủng quốc gia

Ngày 04 Tháng Năm năm 2013, Bộ Y tế Việt Nam đình chỉ Quinvaxem- pentavalent sử dụng tại quốc gia đó - sau khi 12 người chết và chín trẻ khác có phản ứng bất lợi sau tiêm, không gây tử vong.
Theo báo cáo tin tức địa phương, tất cả các em bé đã chết có sức khỏe tốt trước khi tiêm phòng và gặp rắc rối nghiêm trọng về hô hấp trước khi chết không lâu sau đó. 

WHO điều tra vụ việc cho biết các ca tử vong không liên quan đến vắc-xin và khẳng định rằng "Quinvaxem được WHO kiểm tra chất lượng sơ tuyển và không có phản ứng bất lợi sau tiêm chủng gây tử vong liên quan đến vắc-xin này. " 
Quan điểm của ban biên tập cho rằng WHO đã không có tranh luận về cái chết  của 12 trẻ em ngay sau khi tiêm chủng và do đó các sự kiện (trẻ tử vong)  thành sai lệch và mất phương hướng cho điều tra dẫn đến kết luận sai rằng đã không có phản ứng bất lợi (AEFI) sau tiêm chủng gây tử vong liên quan đến vắc-xin.

Bhutan, Sri Lanka và Pakistan cũng đã ngừng sử dụng vắc-xin sau cái chết không rõ nguyên nhân ngay sau khi tiêm chủng, các biên tập IJME nói. Bhutan ngừng chương trình tiêm chủng sau khi bốn trẻ chết nhưng sau đó đã được thuyết phục để khởi động lại tiêm chủng của WHO. Dùng  lại vắc-xin sau sự kiện bốn trẻ tử vong, sau này Bhutan không sử dụng vắc-xin này nữa, tạp chí cho biết. 

Các ca tử vong ở Sri Lanka cũng dẫn đến việc đình chỉ tiêm chủng văc-xin này ở đó.

Một ủy ban điều tra của WHO báo cáo  rằng tử vong không phải do vắc-xin nhưng không thể tìm ra nguyên nhân thay thế cho cái chết. 

Ở Pakistan cũng vậy,  nơi mà một trẻ đã chết trong vòng nửa giờ sau khi nhận được vắc-xin và hai trẻ khác chết trong vòng 12- 14 giờ  sau tiêm, vắc-xin không bị  đổ lỗi nhưng không tìm thấy nguyên nhân khác cho các ca tử vong này, bài viết của IJME nói. 

Tạp chí nói tiếp rằng vắc-xin 5 trong 1 này không được FDA Hoa Kỳ cấp phép sử dụng và cũng không được sử dụng ở các nước phát triển khác, ban biên tập nói. 

Nhưng WHO đã khuyến nghị  vắc-xin pentavalent  cho các nước đang phát triển.

Theo IJME, ở Ấn Độ , cho đến nay 21 trẻ đã qua đời trong một  thử nghiệm (tiêm chủng) hạn chế sau khi vắc-xin được giới thiệu vào năm 2011 trong chương trình tiêm chủng của bang Tamil Nadu và Kerala.

 Ấn Độ đã công bố kế hoạch tung ra vắc-xin cho các bang khác sau khi theo dõi tác động của nó ở hai bang này. 

Tạp chí cũng đã đặt câu hỏi về lý do giới thiệu chủng ngừa Hib ở Ấn Độ, nơi tỷ lệ mắc bệnh Hib là rất thấp. Ban biên tập ước tính rằng việc chủng ngừa cho 25 triệu trẻ sơ sinh tốt nhất  có thể cứu 350 trẻ em khỏi bệnh viêm màng não mủ do Hib, nhưng "3125 trẻ em sẽ chết vì phản ứng bất lợi của văc-xin".

Bản gốc:


3 nhận xét:

  1. Những nhận định của tạp chí cũng là những nhận định qua các tổng quan tài liệu về tử vong nghi ngờ do QUINVAXEM của các nước thực hiện tiêm vắc-xin này trước Việt Nam. Tôi cũng đã bàn luận việc này trong phòng làm việc trước khi VN tiêm quinvaxem và tiên lượng về tử vong. Mọi việc diễn ra như tiên lượng đã dự đoán.
    Bài tổng kết sẽ đăng sớm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bác sỹ,
      Việc tử vong của trẻ sau tiêm thường được xem do nguyên nhân khác, hoặc có thể sau khi tiêm trẻ em biến chứng sốt nhưng không được chăm sóc hợp lý nên tử vong.
      Những trường hợp này đa số được xem là không liên quan đến vaccine.

      Xóa
    2. Qua giới thiệu của các bạn trong nhóm https://www.facebook.com/groups/622582067824443/ em đã đến trang và rất vui mừng vì lần đầu tiên thấy một trang chuyên về vaccine mà không mang tính tuyên truyền như các trang khác.

      Xóa